Cảng tổng hợp Soài Rạp Gò Công Đông, thỏi nam châm thu hút doanh nghiệp FDI - Đất Nền Gò Công - Cơ Hội Đầu Tư Cho Giới Văn Phòng Vốn Ít
dat-nen-go-cong-logo

Cảng tổng hợp Soài Rạp Gò Công Đông, thỏi nam châm thu hút doanh nghiệp FDI

Theo đánh giá của VIMC, khu vực cảng Gò Công Đông có vị trí tại đầu tuyến luồng hàng hải Sông Soài Rạp, có độ sâu lớn, ít chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, sóng, gió, nằm trong khu vực có hoạt động hàng hải sôi động, gần tuyến hàng hải quốc tế.
Xem thêm:
Cụm Khu công nghiệp Gia Thuận 1
Cụm Khu công nghiệp Gia Thuận 2

Gò Công Đông tập trung phát triển biển

Gò Công Đông là 1 trong 2 huyện giáp biển của tỉnh Tiền Giang, có 26km bờ biển và 2 cửa sông lớn ở hai đầu Nam, Bắc thông ra biển Đông. Phía Đông nối liền biển Cần Giờ, Cảng Hiệp Phước (TP. Hồ Chí Minh) qua sông Soài Rạp và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; phía Nam  tiếp giáp với huyện Tân Phú Đông và tỉnh Bến Tre.

Gò Công Đông có vị trí địa lý thuận lợi phát triển cảng biển.

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Tiền Giang định hướng 2020 – 2030, khu vực biển và ven biển Gò Công còn rất nhiều tiềm lực để khai thác, trong đó đáng chú ý là lĩnh vực công nghiệp, logistic. Nhìn rộng hơn, ven biển Gò Công Đông là điểm chia sẻ mang tính chiến lược cho cả Đồng bằng sông Cửu Long.
Về vị trí, phía Đông của tỉnh nối liền với huyện Cần Giờ, Cảng Cát Lái, Cảng Hiệp Phước (TP. HCM), Cảng quốc tế Long An qua sông Soài Rạp, Bà Rịa – Vũng Tàu. Toàn bộ Đồng bằng sông Cửu Long chỉ có ven biển huyện Gò Công Đông có thể cập tàu có trọng tải từ 50.000 tấn trở lên.
Theo kế hoạch, sông Soài Rạp sẽ tiếp tục được nạo vét, duy tu luồng Soài Rạp giai đoạn 2021-2025, khả năng đón tàu biển lớn đến 70.000 tấn ra vào TP HCM và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Điều này sẽ tạo rất nhiều thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu về chi phí và thời gian vận chuyển, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tất nhiên, đó cũng là cơ hội để thu hút các dự án đầu tư vào khu vực này. Trước mắt là thu hút các dự án vào Cụm Khu công nghiệp Gia Thuận 1, Gia Thuận 2 và KCN Dịch vụ dầu khí Soài Rạp.

Gò Công Đông phát triển cảng tổng hợp hơn 16.000 tỷ

Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Song Toàn Phát đề xuất nghiên cứu đầu tư dự án cảng tổng hợp sông Soài Rạp với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 16.000 tỉ đồng.
Dự án được Song Toàn Phát đề xuất đó là cảng tổng hợp sông Soài Rạp (đây là dự án cảng biển của tỉnh Tiền Giang-PV) ở huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.

Gò Công Đông sẽ có cảng tổng hợp hơn 16.000 tỷ

Về quy mô, Song Toàn Phát dự kiến cảng có công suất thiết kế khoảng 20-25 triệu tấn hàng hoá/năm. Dự án được phân thành hai phân khu chức năng, bao gồm khu khai thác hàng container quốc tế và khu khai thác hàng tổng hợp nội địa và bến sà lan hàng rời vật liệu xây dựng.
Tổng vốn đầu tư của dự án cảng tổng hợp sông Soài Rạp là 16.246 tỉ đồng. Trong đó, chi phí đầu tư xây dựng 9.601,7 tỉ đồng; chi phí đầu tư thiết bị 3.917 tỉ đồng; chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng 381,7 tỉ đồng; chi phí quản lý dự án 25 tỉ đồng; chi phí tư vấn xây dựng 108 tỉ đồng; chi phí khác 32,6 tỉ đồng và còn lại 2.180 tỉ đồng là chi phí dự phòng.
Liên quan đến cảng biển sông Soài Rạp, Công ty cổ phần kết cấu thép ATAD cũng có đề xuất UBND tỉnh Tiền Giang cho chủ trương nghiên cứu dự án cảng biển tổng hợp sông Soài Rạp với tổng mức đầu tư dự kiến là 800 tỉ đồng.

Phương án nạo vét luồng sông Soài Rạp

Chủ đầu tư cho biết dự án khơi thông luồng Soài Rạp sẽ đảm bảo cho tàu biển có trọng tải đến 20.000 tấn chất đầy tải chạy 24/24 giờ. Với tàu có tải trọng từ 30.000 tấn (chở đầy tải) đến 50.000 tấn (giảm tải) sẽ tận dụng thủy triều để chạy trên luồng an toàn. Việc các tàu biển lớn đi trên luồng Soài Rạp đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội khu vực TP.HCM và các tỉnh lân cận, cũng như nhu cầu phát triển hệ thống cảng biển dọc sông Soài Rạp.

Tuy nhiên, trong những năm sau, việc duy tu tuyến luồng không được thực hiện thường xuyên, trong khi mức độ bồi lắng nhanh do luồng tuyến hàng hải Soài Rạp mới hình thành.

Nạo vét, duy tu luồng Soài Rạp nhằm duy trì cao độ đáy luồng -9 m cho giai đoạn năm 2021 – 2025.

Để đảm bảo cho tàu 30.000DWT đầy tải50.000DWT giảm tải lưu thông an toàn, thuận lợi ra, vào cảng biển TP.HCM và cảng biển trên sông Soài Rạp, TP đề nghị tiếp tục nạo vét, duy tu luồng Soài Rạp nhằm duy trì cao độ đáy luồng -9 m cho giai đoạn năm 2021 – 2025.
Để thực hiện duy tu, nạo vét định kỳ hàng năm, Bộ GTVT bố trí nguồn kinh phí 227 tỉ đồng/năm nhằm đảm bảo duy trì cao độ đáy luồng -9 m (hệ cao độ hải đồ). Chi phí này chỉ bằng 1/5 so với chi phí nạo vét các luồng sông nằm sâu trong nội địa như: Định An – Cần Thơ, Mỹ Tho, Trà Vinh.  Tận dụng lợi thế rất lớn này, việc đặt cảng tổng hợp ở cửa sông Soài Rạp – Gò Công Đông nhận được sự ủng hộ rất lớn từ chính quyền TP.HCM, Long An và Tiền Giang.

Lợi thế giao thông đường thủy cửa sông Soài Rạp

Lợi thế gần đường hàng hải quốc tế

Là quốc gia ven biển, nước ta có gần 1/2 số tỉnh, thành phố có biển, với tổng chiều dài bờ biển trên 3.260 km chạy dọc theo chiều dài đất nước; có vùng biển rộng với nhiều bán đảo, vũng, vịnh sâu, kín gió, án ngữ tuyến đường hàng hải quốc tế giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Từ các hải cảng ven biển Việt Nam trên Biển Đông qua eo biển Malacca thông ra Ấn Độ Dương, Trung Đông, châu Âu, châu Phi,… qua eo biển Bashi đi vào Thái Bình Dương đến các cảng của Nhật Bản, Nga, châu Mỹ.

Cảng Quốc tế Petro Pacific và Cảng Tổng Hợp Soài Rạp có thể kết nối thuận lợi với trung tâm kinh tế Đông Nam Bộ, các cảng lân cận như: Cảng Quốc tế Long An, Cảng Hiệp Phước, Cảng Cát Lái, Cảng Cái Mép, Cảng Mỹ Tho

Nhiều bến cảng đầu tư mới với quy mô hiện đại cho phép tiếp nhận tàu trọng tải lớn đến hàng trăm nghìn tấn như Cái Mép – Thị Vải (tiếp nhận tàu 160.000-194.000 DWT), bến cảng Lạch Huyện (tiếp nhận trên 100.000 DWT). Đây là cơ sở quan trọng, khẳng định năng lực cảng biển Việt Nam làm mắt xích trong chuỗi vận tải toàn cầu; là cơ sở quan trọng, khẳng định năng lực cảng biển Việt Nam, tạo tiền đề để các hãng tàu hàng đầu thế giới thiết lập các tuyến vận tải trực tiếp từ nước ta đến châu Âu, Mỹ,… và dần hình thành khu cảng cửa ngõ, đầu mối mang tính chất trung chuyển quốc tế của Việt Nam.

Liên kết các cảng lớn của miền Nam

Khu vực cảng Gò Công Đông có vị trí tại đầu tuyến luồng hàng hải Sông Soài Rạp, có độ sâu lớn, ít chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, sóng, gió, nằm trong khu vực có hoạt động hàng hải sôi động, gần tuyến hàng hải quốc tế.
Về giao thông đường thủy, nhờ hệ thống sông Soài Rạp và Vàm Cỏ, có thể kết nối thuận lợi với các cảng lân cận như: Cảng Quốc tế Long An, Cảng Hiệp Phước, Cảng Cát Lái, Cảng Cái Mép, Cảng Mỹ Tho, do đó cảng Gò Công Đông có đầy đủ có lợi thế của Cảng biển Việt Nam để trở thành đầu mối khu vực ĐBSCL về giao lưu vận tải biển với các nước, nhất là các nước trong khu vực Đông Nam Á, có tiềm năng hình thành các cảng biển quy mô nhỏ và vừa.

Thông tin liên hệ

Công ty TNHH Truyền Thông và Dịch vụ Bất Động Sản The Eastern – Đất nền Gò Công
Hotline: 090 687 0919
Website: https://datnengocong.com/

Hotline: 0932.011.598
Zalo: 0932.011.598