Room tín dụng được nới, thị trường BĐS cuối năm có sôi động? - Đất Nền Gò Công - Cơ Hội Đầu Tư Cho Giới Văn Phòng Vốn Ít
dat-nen-go-cong-logo

Room tín dụng được nới, thị trường BĐS cuối năm có sôi động?

Trong những tháng qua, trước bối cảnh hạn mức tín dụng gần chạm tỷ lệ được duyệt đầu năm, trong khi nhu cầu vay vốn của khách hàng những tháng cuối năm thường tăng cao, đặc biệt là giai đoạn kinh tế ngày càng hồi phục, cả ngân hàng và doanh nghiệp đều nóng lòng ngóng chờ tin tức nới “room” từ cơ quan điều hành.

NHNN chính thức nới room tín dụng

Ngày 7/9, Ngân hàng Nhà nước chính thức công bố điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, theo đó, một số tổ chức tín dụng đã được phép tăng room tín dụng.

Đây được coi là hành động cởi trói kịp thời khi khá nhiều ngân hàng đã gần hết hạn mức tăng trưởng tín dụng năm 2022, phải hạn chế cho vay thời gian qua.

NNHN nới room tín dụng – Hàng ngàn tỷ đồng được bơm ra thị trường

Theo Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 26/8/2022, tín dụng tăng 9,91% so với cuối năm 2021, là mức tăng cao so với cùng kỳ nhiều năm trở lại đây, phù hợp với tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế phục hồi khả quan trong những tháng qua. Tuy nhiên, một số ngân hàng đã cho vay tốt hơn trung bình của toàn ngành, sử dụng gần hết room tín dụng của cả năm. Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước đã có điều chỉnh, nới room tín dụng cho 1 số ngân hàng.

Theo thông tin được hé lộ, có 15 ngân hàng được nới room tín dụng lần này. Trong đó, ngân hàng Sacombank dẫn đầu danh sách được nâng room tín dụng ở mức 4%. Các ngân hàng khác như Agribank được nới 3,5%, HDB tăng 3,4%, MB bank là 3,2%, SHB 3,2%, OCB tăng 3,1%, SSB cũng được nới gần 3%, VIB 3%, Vietcombank và Techcombank cùng được tăng 2,7%, TPBank 1,2%, 4 ngân hàng gồm MSB, VPB, CTG, BID đồng loạt được tăng 0,7%.

Ngân hàng Nhà nước cũng khẳng định sẽ tiếp tục hoạt động nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế.

Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14% trong năm nay, dư địa tăng trưởng tín dụng của cả hệ thống còn lại hơn 4% cho đến hết năm. Theo tính toán của SSI Research, điều này tương đương với việc sẽ có khoảng 457.000 tỷ đồng sẽ được phân bổ về cho các ngân hàng, đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng trong những tháng cuối năm. Việc mở rộng tín dụng được cho là sẽ giải phóng rất nhiều cho doanh nghiệp có nguồn vốn đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Thị trường bất động sản cuối năm có sôi động?

Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán KB (KBSV), việc nới room tín dụng phần nào sẽ có tác động tích cực đến dòng tiền của các doanh nghiệp bất động sản theo hai hướng.

Thứ nhất, các doanh nghiệp có nguồn tiền mới để vay đảo phần nợ trái phiếu đến hạn. Thống kê cho thấy, năm 2023 và năm 2024, tổng giá trị đáo hạn trái phiếu lần lượt đạt 374.300 tỷ đồng và 381.200 tỷ đồng. Trong đó, nhóm bất động sản chiếm tỷ trọng lớn thứ hai, lần lượt đạt 120.400 tỷ đồng (chiếm 32,1%) và 121.100 tỷ đồng (chiếm 32%).

Thứ hai, thị trường bất động sản được kỳ vọng sẽ ấm trở lại vào các tháng cuối năm khi dòng tín dụng được khai thông, doanh nghiệp giải phóng được lượng hàng tồn kho và có thêm nguồn tiền để trả nợ.

Thị trường bất động sản sẽ có thêm nguồn cung, người mua nhà cũng có thêm cơ hội sở hữu bất động sản. Đây sẽ là tín hiệu rất tích cực giúp thị trường phục hồi và phát triển sau giai đoạn trầm lắng từ đầu năm 2022.

Phân khúc BĐS nào vẫn an toàn bất chấp hết room tín dụng?

Từ tháng 4 năm nay, để hạn chế đầu cơ bất động sản, NHNN đã yêu cầu các ngân hàng giám sát chặt chẽ tín dụng vào lĩnh vực bất động sản và hạn chế tín dụng đối với đầu tư bất động sản cao cấpbất động sản du lịchnghỉ dưỡng và đầu cơ bất động sản.

Theo định hướng phát triển BĐS sắp tới của Chính phủ: Dịch chuyển dòng tiền sang sản xuất – kinh doanh, đẩy mạnh kinh tế xuất nhập khẩu, Logistics, tập trung phát triển BĐS có giá trị ở thực và sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát và tỷ giá.

Bất động sản ven khu công nghiệp (KCN) phù hợp định hướng của chính phủ: nắn chỉnh dòng vốn vào sản xuất, kinh doanh. BĐS KCN mang lại giá trị ổn định và lợi nhuận tăng trưởng bền vững luôn được các nhà đầu tư săn đón. Ghi nhận từ báo cáo batdongsan: Phân khúc BĐS KCN vùng ven dưới 1 tỷ có lượng giao dịch ổn định Q2/2022 nổi bật nhất là thị trường: Bình Phước, Tiền Giang, Long An.

Lấy đơn cử: thị trường bất động sản tại Gò Công Đông – Tiền Giang.Trong quý 2/2022 Gò Công Đông- Tiền Giang cũng đứng đầu các tỉnh ĐBSCL về thu hút vốn đầu tư FDI với hàng loạt dự án nhà máy, KCN 1/500 được phê duyệt.

Các quy hoạch khủng tại Gò Công Đông – Tiền Giang

Gò Công Đông hưởng lợi từ chính sách xoay trục về phía Đông của tỉnh Tiền Giang: phát triển KCN quy mô 1000ha. Tận dụng lợi thế vị trí cửa biển để phát triển Logistic và công nghiệp cảng biển. Phát triển hạ tầng, hình thành liên kết cụm công nghiệp với hệ thống: Cảng Hiệp Phước, cảng Quốc Tế Long An, Cảng Cát Lái và Cảng Cái Mép – Thị Vải qua hệ thống sông Soài Rạp, tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành và QL50.

Cách Sài Gòn chỉ 25km, Long An 10km nhờ hạ tầng được nâng cấp mạnh mẽ, đặc biệt là thông tuyến cầu Mỹ Lợi 2016 đã biến Gò Công Đông – Tiền Giang trở thành ngã ba giao thương của 3 khu vực TP.HCM – Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.

Xem thêm:

Thị trường gặp khó, nhà đầu tư đổ về Gò Công Đông – Tiền Giang săn bất động sản giá rẻ

Thị trường gặp khó, nên đầu tư phân khúc nào thời điểm này?

Mọi thông tin về Đất nền KCN Gia Thuận – Gò Công Đông xem thêm:

Thông tin liên hệ

Công ty TNHH Truyền Thông và Dịch vụ Bất Động Sản The Eastern – Đất nền Gò Công
Hotline: 090 687 0919
Website: https://datnengocong.com/

FanpageĐất Nền Gò Công

Hotline: 0932.011.598
Zalo: 0932.011.598