Tiền Giang đang triển khai thêm 5 cụm khu công nghiệp tại các địa bàn trọng điểm, nâng tổng số cụm công nghiệp của toàn tỉnh lên con số 10.

Xem thêm:

Thời Cơ Mới, Vận Hội Mới Cho Đồng Bằng Sông Cửu Long

Hàng Loạt Nhà Đầu Tư Đổ Bộ Về Vùng Đất “Chín Rồng”

Thực trạng, mục tiêu và định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Tiền Giang

Tiền Giang nằm trong vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn của cả nước, có những điều kiện tự nhiên sinh thái rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp công nghệ cao và phát triển nông nghiệp toàn diện, cơ cấu cây trồng và vật nuôi phong phú với lúa chất lượng cao và những vùng chuyên canh cây ăn trái.

Ngoài ra, với hệ thống giao thông thuận lợi, Tiền Giang có điều kiện để phát triển thêm các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhằm phát triển các loại hình công nghiệp phụ trợ cho vùng.

Quy hoạch phát triển Khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang

Trong quy hoạch phát triển kinh tế tỉnh đã phân chia cụ thể ba vùng kinh tế trọng điểm: vùng các huyện phía Đông là vùng có tiềm năng rất lớn về kinh tế biển và phát triển các loại hình công nghiệp đóng tàu, cảng biển và vận tải biển, chế biến thủy hải sản; vùng các huyện phía Tây có thế mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm, đặc biệt là cây ăn trái lớn nhất tỉnh gắn liền với sự phát triển công nghiệp chế biến nông sản và các dịch vụ phục vụ dọc theo trục kinh tế Quốc lộ 1; vùng thành phố Mỹ Tho – Châu Thành là vùng động lực, đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và chủ động hội nhập, hợp tác kinh tế với vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng đô thị TP. Hồ Chí Minh và vùng Đồng Bằng sông Cửu Long.

Tiền Giang tập trung phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa

Tính đến nay, tỉnh Tiền Giang đã có 5 cụm công nghiệp đang hoạt động là: Cụm công nghiệp Trung An (thành phố Mỹ Tho), Cụm công nghiệp Tân Mỹ Chánh (thành phố Mỹ Tho), Cụm công nghiệp Song Thuận (huyện Châu Thành), Cụm công nghiệp An Thạnh (huyện Cái Bè) và Cụm công nghiệp Gia Thuận I (huyện Gò Công Đông).

Năm 2022 đã có thêm 5 cụm công nghiệp mới được UBND tỉnh Tiền Giang phê duyệt,  triển khai bao gồm:

– Cụm công nghiệp An Thạnh II  (huyện Cái Bè)

– Cụm công nghiệp Mỹ Phước Tây (thị xã Cai Lậy)

– Cụm công nghiệp Thạnh Tân (huyện Tân Phước)

– Cụm công nghiệp Gia Thuận II (huyện Gò Công Đông)

– Cụm công nghiệp Tân Lý Đông (huyện Châu Thành)

Tổng nguồn vốn đầu tư 5 cụm công nghiệp là 1.691 tỷ đồng và tổng diện tích đất trong quy hoạch gần 234 ha. Hiện nay, các nhà đầu tư các cụm công nghiệp đang triển khai thực hiện các bước như: áp giá, đền bù, giải phóng mặt bằng, làm thủ tục đánh giá tác động môi trường, xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp theo quy định.

Hiện tại, các cụm công nghiệp trên đã kêu gọi được 79 dự án đầu tư thứ cấp trong đó có 6 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 2.306 tỷ đồng và trên 150 triệu USD. Diện tích cho thuê đất trên 88 ha, chiếm tỷ lệ gần 74% diện tích đất công nghiệp cho thuê, thiết thực tạo công ăn việc làm cho gần 14.000 lao động.

Các cụm công nghiệp đã và đang triển khai góp phần thay đổi đời sống dân cư xung quanh, thu hút lao động, việc làm, tạo động lực thúc đẩy các địa bàn tiến tới công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

“Dọn ổ đón đại bàng”

Để đón làn sóng đầu tư sau dịch COVID-19, năm 2022, Tiền Giang tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng các KCN, CCN, tạo điều kiện thuận lợi, cần thiết để thu hút lấp đầy diện tích các KCN đang hoạt động hoặc đã triển khai xây dựng hạ tầng ở giai đoạn trước và đầu tư mở rộng diện tích khi có nhu cầu; Tăng cường công tác xúc tiến, mời gọi đầu tư vào các KCN, CCN để lắp đầy diện tích đất công nghiệp cho thuê; Thực hiện tốt công tác quy hoạch, công tác giải phóng mặt bằng, chính sách đất đai,… nhằm tạo mặt bằng sản xuất công nghiệp.

Mục tiêu của tỉnh trong năm 2022 vẫn là thu hút các dự án lĩnh vực công nghiệp chế biến nông lâm thủy hải sản, công nghiệp công nghệ cao ít thâm dụng lao động, giảm tỷ lệ các dự án gia công, ít ảnh hưởng đến môi trường; mời gọi đầu tư lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, nuôi trồng thủy sản công nghệ cao; Tập trung mời gọi đầu tư từ các quốc gia như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Bên cạnh đó, Tiền Giang chú trọng công tác xử lý môi trường theo đúng các tiêu chuẩn hiện hành của Nhà nước trong quá trình hoạt động và sản xuất của khu, cụm công nghiệp; Thu hút đầu tư các ngành nghề tạo ra các sản phẩm công nghiệp theo hướng công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước; Khuyến khích các cơ sở công nghiệp đổi mới công nghệ sản xuất…

Thông tin liên hệ

Công ty TNHH Truyền Thông và Dịch vụ Bất Động Sản The Eastern – Đất nền Gò Công
Hotline: 090 687 0919
Website: https://datnengocong.com/