Vùng ĐBSCL hứa hẹn thay thế vùng Đông Nam Bộ thu hút vốn FDI trong 10 năm tới - Đất Nền Gò Công - Cơ Hội Đầu Tư Cho Giới Văn Phòng Vốn Ít
dat-nen-go-cong-logo

Vùng ĐBSCL hứa hẹn thay thế vùng Đông Nam Bộ thu hút vốn FDI trong 10 năm tới

Với tốc độ phát triển nhanh và nhiều lợi thế về logistics, giao thông từng bước được đầu tư kết nối thông suốt liên vùng và kết nối vùng với các tỉnh, thành trên cả nước sẽ là điều kiện “tiên quyết” thu hút đầu tư, nhất là vốn FDI vào vùng ĐBSCL.

Xem thêm

Khu Công Nghiệp Gia Thuận 1 Vị Trí, Quy Mô, Hiện Trạng
Quy mô Dự án Bến cảng – Tổng kho xăng dầu – Khí hóa lỏng và các sản phẩm sau dầu mỏ KDC tại huyện Gò Công Đông

Vùng Đông Nam Bộ

Điểm mạnh của vùng Đông Nam Bộ

Vùng Đông Nam bộ hướng đến nâng cao kết nối hạ tầng với ĐBSCL qua các hành lang N1, N2, cao tốc Bắc – Nam, quốc lộ 50; với Tây Nguyên qua cao tốc TP.HCM – Đà Lạt; với Nam Trung Bộ qua cao tốc Bắc – Nam và quốc lộ 55. Đồng thời phát triển chuỗi công nghiệp – đô thị Mộc Bài – TP.HCM – cảng Cái Mép – Thị Vải gắn với hành lang kinh tế xuyên Á.

Kết nối cao tốc của vùng Đông Nam Bộ đến năm 2025

TP.HCM được định hướng phát triển thành trung tâm tài chính quốc tế. Cảng biển container Cái Mép – Thị Vải sẽ trở thành một trung tâm trung chuyển quốc tế trong lĩnh vực hàng hải. Trong khi đó sân bay quốc tế Long Thành sẽ là cửa ngõ mới để lưu thông hàng hóa trong nước và quốc tế.

Điểm nghẽn về hạ tầng của vùng

Hiện nay, vùng Đông Nam Bộ là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là vùng đóng góp cho ngân sách Nhà nước lớn nhất cả nước. Tuy nhiên trong những năm qua, tốc độ phát triển hạ tầng giao thông của vùng chậm hơn tốc độ phát triển kinh tế và đây là một nguyên nhân dẫn tới tốc độ tăng trưởng của vùng chậm lại.

Giao thông Đông Nam Bộ liên tục bị tắc đường, kẹt xe

Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất cả nước nhưng tất cả cửa ngõ của thành phố hiện nay đang ách tắc. Điều này cho thấy, Thành phố Hồ Chí Minh đang thiếu những tuyến đường cao tốc kết nối với các tỉnh, thành phố trong khu vực. Giao thông liên vùng cũng bất cập khi đường Vành đai 2 rất quan trọng đối với Thành phố Hồ Chí Minh nhưng đến thời điểm này vẫn chưa được khép kín. Đường Vành đai 3 vừa được Quốc hội thông qua chủ trương triển khai; đường Vành đai 4 chưa được quan tâm đúng mức…

Bình Dương là tỉnh vệ tinh TP.HCM hiện đang có 29 khu công nghiệp lớn, với gần 35.000 doanh nghiệp trong nước và khoảng 3.500 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) nhưng bài toán về hạ tầng giao thông, giải quyết tình trạng tắc đường, kẹt xe… vẫn chưa được xử lý hiệu quả. Hầu hết các tuyến đường huyết mạch của tỉnh này là quốc lộ 13, đường Mỹ Phước – Tân Vạn, ĐT 743, ĐT 741… thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông, nhất là vào giờ cao điểm.

Các doanh nghiệp từng phản ánh, hàng hóa tại các khu công nghiệp của tỉnh đi các cảng biển của TPHCM có cự ly chỉ khoảng 30km nhưng thời gian chuyển hàng đến cảng và đưa container rỗng về lại công ty mất khoảng 10 tiếng, làm đội giá thành sản phẩm, giảm sút sức cạnh tranh, trong đó, chi phí logistics của hàng hóa xuất khẩu hiện đang chiếm khoảng 30%-40% giá thành sản phẩm.

Và đặc biệt hơn, vùng Đông Nam Bộ đang rất thiếu cảng biển. Mọi hoạt động xuất nhập khẩu của vùng chủ yếu tập trung tại cảng Cái Mép – Thị Vải và cảng Cát Lái. Vì thế vùng ĐBSCL hứa hẹn thay thế vùng Đông Nam Bộ về thu hút vốn đầu tư cảng biển trong thời gian tới.

Vùng ĐBSCL với hệ thống sông ngòi dày đặc, là vùng có tiềm năng phát triển Logistics rất lớn

Là vùng đồng bằng giàu tiềm năng về sản xuất nông nghiệp, phát triển năng lượng tái tạo, lao động đang trong thời kỳ dân số vàng, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút dòng vốn FDI trong thời gian tới.

Lợi thế về phát triển KCN, Cảng biển quốc tế

Những năm gần đây, các địa phương vùng ĐBSCL cũng đã quy hoạch và mời gọi đầu tư hạ tầng hàng chục khu công nghiệp (KCN) quy mô lớn để cho nhà đầu tư thuê xây dựng nhà xưởng sản xuất. Điển hình như tỉnh Hậu Giang đưa vào quy hoạch hàng chục KCN với diện tích lên đến hàng ngàn ha. TP. Cần Thơ đang kêu gọi đầu tư hạ tầng 2 KCN với diện tích lên đến 1.400ha, tỉnh Vĩnh Long đang đầu tư hạ tầng KCN Đông Bình quy mô 400ha, tỉnh Tiền Giang đang tập trung biến Gò Công Đông thành trung tâm công nghiệp mới của vùng với hàng loạt quy hoạch khủng về KCN Gia Thuận 1&2, cảng biển tổng hợp lên đến 1.000ha…

Với hệ thống sông ngòi dày đặc giúp vùng ĐBSCL có lợi thế rất lớn để phát triển cảng biển, Logistics

Với hệ thống sông ngòi dày đặc, lòng sông sâu, rộng là tiềm năng cực kì lớn để phát triển cảng biển của vùng đất “Chín Rồng”. Hệ thống sông Soài Rạp là hệ thống sông lớn nhất miền Tây với hàng loạt cảng biển quốc tế đã và đang được xây dựng như: Cảng Cát Lái, Cảng Hiệp Phước (TP.HCM), Cảng quốc tế Long An, cảng quốc tế cửa sông Soài Rạp (Gò Công Đông),…

Lợi thế liên kết vùng của miền Tây với các địa phương khác

Nếu như trước đây nhà đầu tư phải mất rất nhiều thời gian cho việc di chuyển từ TP. Hồ Chí Minh về miền Tây thì nay đường về miền Tây đã thông thoáng hơn, qua sông không phải lụy phà. Tại Cần Thơ còn có sân bay quốc tế đạt tiêu chuẩn cấp 4E, sẵn sàng kết nối với các cảng hàng không trên thế giới.

Trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần, tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh về các tỉnh miền Tây đã thông xe đến cầu Mỹ Thuận và sau 1 – 2 năm nữa khi các tuyến cao tốc đồng loạt được đầu tư, giao thông đường bộ miền Tây không còn là “nút thắt” mà truyền thông đã phản ánh suốt hơn một thập kỷ qua. Giao thông từng bước được đầu tư kết nối thông suốt liên vùng và kết nối vùng với các tỉnh, thành trên cả nước sẽ là điều kiện “tiên quyết” thu hút đầu tư vào vùng ĐBSCL.

Đồng bằng Mekong đang hình thành 7 dự án cao tốc trục dọc và trục ngang với tổng chiều dài gần 1.000 km, kinh phí dự kiến trên 150.000 tỷ đồng.

Theo quy hoạch của Bộ GTVT đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 vùng ĐBSCL sẽ được đầu tư hàng trăm ngàn tỷ đồng để xây dựng các dự án giao thông quan trọng như: cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ -Sóc Trăng, cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, cầu Cần Thơ 2, Trung tâm chế biến nông sản, logistics… Đây chính là điều kiện tiên quyết để vùng này “hút” mạnh vốn đầu tư, nhất là vốn FDI.

Theo Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2021, cả vùng ĐBSCL đã thu hút được 252 dự án FDI đầu tư mới, tăng vốn, góp vốn mua cổ phần với tổng vốn đăng ký hơn 5,642 tỷ USD. Lũy kế tính đến cuối năm 2021, vùng ĐBSCL có 1.839 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký trên 30 tỷ USD, chiếm khoảng 7,5% so với tổng vốn FDI đăng ký trên toàn quốc.

Có 8 lý do mà các nhà đầu tư nên đầu tư tại vùng ĐBSCL. Đó là môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, có vùng nguyên liệu phong phú, có lực lượng lao động dồi dào chi phí thấp, thị trường tiêu thụ tại chỗ rất hấp dẫn, đất sạch dành cho nhà đầu tư còn rất lớn với chi phí thuê thấp, dư địa cho nhiều lĩnh vực đầu tư mới như: nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, ICT, logistics, điện gió, điện mặt trời, BĐS du lịch, và công trình kỹ thuật công nghệ cao ứng phó với biến đổi khi hậu.

Cơ hội nào cho Bất động sản miền Tây?

Trong những năm gần đây, giá BĐS cả nước liên tục tăng, đặc biệt là vùng Đông Nam Bộ giá BĐS tăng hàng chục lần và hiện tại đang lập đỉnh. Giá BĐS ở TP.Thủ Đức – TPHCM ghi nhận giá từ 80-100 triệu/m2, các tỉnh thành lân cận như Bình Dương, Long Thành, Nhơn Trạch (Đồng Nai), Bà Rịa – Vũng Tàu cũng giao động từ 30 – 70 triệu/m2.

Trong khi đó với tiềm năng phát triển còn rất lớn của vùng ĐBSCL, cùng với giá BĐS còn rất “mềm”. Cụ thể, giá đất nền trong dự án ở TP. Cần Thơ dao động từ 35 – 60 triệu đồng/m2; tỉnh Vĩnh Long ghi nhận giá đất nền tại TP. Vĩnh Long từ 9 – 20 triệu đồng/m2; An Giang ghi nhận giá đất tại TP. Long Xuyên từ 17 – 23 triệu đồng/m2, giá BĐS tại Gò Công Đông – Tiền Giang hiện chỉ từ 2 triệu/m2 cho đất thổ cư,…

So sánh trong bán kính 40km quanh TP.HCM, giá đất tại Gò Công Đông – Tiền Giang chỉ bằng 1/5 so với những tỉnh/thành khác, trong khi hàng loạt tiềm năng về KCN Gia Thuận, Cảng biển tổng hợp đang được đầu tư xây dựng.
Cách TP.HCM 40km theo QL50, giá đất tại Gò Công Đông hiện chỉ bằng 1/5 so với những tỉnh/thành khác cùng khoảng cách.

Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể, giao thông là vấn đề “điểm nghẽn” của toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, vấn đề đang dần được tháo gỡ và chắc chắn đến năm 2025 – 2030 sẽ cơ bản được khơi thông.

Cùng với sự nâng tầm về cơ sở hạ tầng giao thông, tăng cường liên kết vùng cả về đường bộ, đường thủy và đường hàng không, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long quỹ đất vẫn còn dồi dào, mức giá thấp, nhất là chưa bị ảnh hưởng bởi “sốt đất”, đầu cơ thổi giá.

“Trong tương lai gần, nguồn vốn cho bất động sản dần được tháo gỡ sẽ khơi thông dòng chảy đầu tư về khu vực Tây Nam Bộ thông qua triển vọng về cơ sở hạ tầng giao thông đang được đẩy mạnh và dòng vốn đầu tư FDI tiếp tục đổ về khu vực”, ông Phạm Văn Luận – Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Bất động sản TP. Cần Thơ nhận định.

Thông tin liên hệ

Công ty TNHH Truyền Thông và Dịch vụ Bất Động Sản The Eastern – Đất nền Gò Công
Hotline: 090 687 0919
Website: https://datnengocong.com/

Hotline: 0932.011.598
Zalo: 0932.011.598