Ngân hàng nhà nước chính thức tăng lãi suất tiền gửi…
Từ ngày 23-9, Ngân hàng Nhà nước áp dụng các mức lãi suất điều hành mới. Việc điều chỉnh được cơ quan quản lý giải thích do xu hướng lạm phát quốc tế vẫn tiếp tục ở mức cao, trong nước tác động vòng 2 tăng áp lực lên lạm phát.
Việc tăng lãi suất được thực hiện ngay sau khi Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định tăng lãi suất thêm 0,75% và sau 5 lần điều chỉnh tăng lãi suất, đưa lãi suất điều hành lên mức 3-3,25%/năm. FED cũng khẳng định sẽ tiếp tục tăng lãi suất và duy trì trên 4%/năm sau năm 2023 để kiềm chế lạm phát. Điều này khiến chỉ số USD tăng cao kỷ lục so với nhiều năm trở lại đây.
Ở trong nước, đây là lần điều chỉnh lãi suất điều hành đầu tiên của Ngân hàng Nhà nước trong 2 năm trở lại đây. Trước đó vào năm 2020, trong bối cảnh lãi suất huy động trên thị trường của các ngân hàng giảm mạnh và dịch COVID-19 bùng phát, nhà điều hành đã có tới ba lần giảm lãi suất điều hành nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn.
Do đó, việc tăng lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước nhằm tiếp tục thực hiện các biện pháp góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi kinh tế, ổn định tỉ giá và thị trường ngoại hối, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng; tiếp tục điều hành linh hoạt, phối hợp đồng bộ các công cụ và giải pháp chính sách tiền tệ…
… ảnh hưởng như thế nào đến bất động sản Việt Nam
Theo đại diện một doanh nghiệp bất động sản, nếu tăng lãi suất, doanh nghiệp bất động sản sẽ chịu nhiều khó khăn và rủi ro nhất. Vì bản thân doanh nghiệp bất động sản khi hoạt động cũng chủ yếu trên nguồn vốn đi vay ngân hàng, bản thân người mua nhà cũng phải vay tiền, nên ngành này sẽ chịu tác động kép.
3 năm gần đây các ngân hàng đã mạnh tay triển khai các chương trình cho vay mua nhà với lãi suất ưu đãi trong 1-2 năm đầu, thu hút nhiều người vay vốn để mua nhà, đầu tư bất động sản. Sau thời gian này, lãi suất thả nổi trong bối cảnh xu hướng lãi suất có thể tăng trở lại sẽ khiến áp lực tài chính tăng lên, khi thu nhập nhiều người trong 2 năm trở lại đây đã bị tác động tiêu cực do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Theo các chuyên gia, nếu lãi suất thấp, người dân có xu hướng rút tiền đổ vào lĩnh vực bất động sản để tìm kiếm mức lợi nhuận tốt hơn. Nhưng nếu lãi suất cao, ngược lại, người dân sẽ gửi tiền vào ngân hàng, dòng tiền vào bất động sản hạn chế. Mặt khác, lãi suất cho vay tăng, nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính không có khả năng trả nợ sẽ buộc phải bán cắt lỗ.
Vậy đâu là khu vực để đầu tư bất động sản an toàn thời điểm hiện tại?
So sánh trong bán kính 40km quanh TP.HCM, giá đất tại Gò Công Đông – Tiền Giang chỉ bằng 1/5 so với những tỉnh/thành khác, trong khi hàng loạt tiềm năng về KCN Gia Thuận, Cảng biển tổng hợp đang được đầu tư xây dựng.
Cùng với sự nâng tầm về cơ sở hạ tầng giao thông, tăng cường liên kết vùng cả về đường bộ, đường thủy và đường hàng không, vùng Gò Công Đông – Tiền Giang quỹ đất vẫn còn dồi dào, mức giá thấp, nhất là chưa bị ảnh hưởng bởi “sốt đất”, đầu cơ thổi giá.
Câu chuyện tiềm năng tăng giá: Khu vực nào cũng sẽ có câu chuyện phù hợp với gu đầu tư của khách hàng.
– Đầu tư du lịch, nghỉ dưỡng
– Đầu tư theo hạ tầng, cao tốc
– Đầu tư ven KCN
Thời điểm hiện tại với những biến động, bất trắc của dịch bệnh, kinh tế thế giới bị gián đoạn chuỗi cung ứng, nhà đầu tư nên hướng tới phân khúc an toàn để đảm bảo tính thanh khoản. Đất nền ven KCN luôn là lựa chọn hàng đầu
GÒ CÔNG ĐÔNG – TIỀN GIANG CÓ NHỮNG LỢI THẾ NHƯ:
– Cách Tp.HCM chỉ 40km
– Phân khúc giá dưới 1 tỷ
– Quy hoạch KCN, cụm KCN, cảng biển
Vì thế, Gò Công Đông đang là khu vực tiềm năng rất lớn để đầu tư
Thông tin liên hệ
Công ty TNHH Truyền Thông và Dịch vụ Bất Động Sản The Eastern – Đất nền Gò Công
Hotline: 090 687 0919
Website: https://datnengocong.com/